Là người Việt đầu tiên được dẫn dắt cuộc thi lớn và uy tín như Miss Tourism International, Quỳnh Nga bày tỏ: "Tôi cảm thấy tự hào. Tuy nhiên, không thể không nói rằng cũng có một chút lo lắng, áp lực, bởi tôi là người Việt đầu tiên đảm nhận vai trò MC tại Miss Tourism International".
Quỳnh Nga chia sẻ: "Tới hiện tại, tôi đã chuẩn bị trang phục và trao đổi lại với BTC bằng một cuộc họp qua Zoom để nắm bắt những điều mình cần chuẩn bị. Ví dụ như trang phục, tôi cũng đã hỏi trước những màu sắc mình cần chuẩn bị để làm sao hài hòa tổng thể 3 MC cùng một lúc trên sân khấu.
Về kịch bản và nội dung, trong ngày 23 tới đây, tôi sẽ bay sang Malaysia để làm việc và trao đổi với 2 bạn MC, sau đó sẽ cùng lên khung kịch bản cho cả 3 người. Tôi cũng đã tham khảo một số cuộc thi quốc tế trước đó có cả MC quốc tế đến dẫn, để xem và tham khảo cách dẫn cũng như ngôn ngữ như thế nào khi mình là host của một chương trình hoa hậu quốc tế".
Quỳnh Nga cho biết, cô tự tin với khả năng sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, dễ bắt nhịp với tất cả mọi người, cũng như các tình huống phải linh hoạt theo các câu dẫn của MC đồng nghiêp.
"Khi làm MC tại Việt Nam, tôi dẫn chương trình trong trường quay và có sử dụng màn hình phía trước để đọc kịch bản. Không thể phủ nhận công việc này đã cho tôi nhiều kiến thức. Đặc biệt tôi cũng là phóng viên trong mảng văn hóa, những kiến thức này cũng là điểm cộng để tôi được hiểu sâu hơn về văn hóa và du lịch. Đó cũng là tiêu chí của Hoa hậu Du lịch quốc tế - cuộc thi tôi sẽ làm MC sắp tới. Ngoài ra, về kỹ năng dẫn sự kiện, tôi cũng có kinh nghiệm dẫn một số sự kiện lớn ở trong nước. Đây cũng là điều mà mình đã chuẩn bị cho bản thân để sẵn sàng bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia".
Quỳnh Nga sinh năm 1995, tại Hà Nội. Cô được biết đến khi tham gia một số cuộc thi nhan sắc trong nước, đạt được các thành tích như top 10 Hoa khôi Áo dài2016, Á khôi 1 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2017, top 10 Miss World Vietnam - Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019.
Sau đó, Quỳnh Nga trở thành đại diện Việt Nam tại Miss Charm - Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế 2020. Do cuộc thi phải tạm hoãn 2 năm vì dịch bệnh Covid-19, Quỳnh Nga vừa qua thông báo rút khỏi vai trò thí sinh, khi Miss Charm 2023 chính thức khởi động, để bước vào một thử thách mới trong tương lai. Cô cũng là MC quen thuộc của Chuyển động 24h phát trên VTV1.
" alt=""/>MC Quỳnh Nga là người Việt đầu tiên dẫn chung kết Hoa hậu Du lịch quốc tếDiệu Thảo trong phim 'Phía trước là bầu trời'
Từng gây thiện cảm khi vào vai Thảo trong phim 'Phía trước là bầu trời', tưởng sau đó chị sẽ theo đuổi nghiệp diễn nhưng rồi lại chọn con đường giảng dạy, lý do là gì?
Trở thành cô giáo là mơ ước của tôi từ những năm tháng còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tôi luôn nhìn vào tấm gương của các thầy cô để cố gắng học thật giỏi chuyên môn, nuôi dưỡng đam mê.
Ước mơ trở thành sự thật khi tôi tốt nghiệp với kết quả tốt và được giữ lại trường giảng dạy, chính thức trở thành giảng viên chuyên ngành đàn Tỳ bà của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Người thầy nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với chị?
Trong quá trình học tập và trưởng thành, tôi được học và chỉ bảo từ các thầy cô giỏi và yêu học trò. Đó là sự may mắn của tôi nhưng gắn bó sâu đậm nhất là NSND Mai Phương - người dìu dắt khi tôi mới là cô sinh viên bỡ ngỡ vào trường. Chúng tôi yêu quý cô tới độ thường gọi là "Mẹ Mai Phương", "U Phương".
Người thứ hai là NSƯT Kim Hạnh - cô giáo dìu dắt tôi trong suốt quãng thời gian dài học sơ cấp và trung cấp và cố NSND Hoàng Dương khi tôi học cao học.
![]() | ![]() |
Nghệ sĩ - giảng viên Vũ Diệu Thảo.
Điều gì khiến chị cảm thấy hạnh phúc nhất trong sự nghiệp nhà giáo?
Đó là được chứng kiến các thế hệ học trò dần lớn lên, trưởng thành và thành công. Thế hệ nối tiếp thế hệ, các em học sinh giống như hình ảnh phản chiếu của mình vậy. Còn gì tuyệt vời hơn nữa nhìn các em xuất hiện trên các sân khấu lớn, mang tiếng đàn Tỳ bà đến mọi miền Tổ quốc, xa hơn nữa là các quốc gia trên thế giới. Sự nghiệp “trồng người” thực sự có trái ngọt chính là hạnh phúc của Thảo.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất với đám "học trò nhất quỷ nhì ma" của chị là gì?
Đó là cô học trò nhỏ tên Hoàng An. Một lần, mẹ dẫn đến lớp gặp xin học, lúc đó bạn ấy rất ngây ngô, mẹ bảo đi học thì đi thôi chứ cũng không biết gì về đàn Tỳ bà, cũng không biết hay dở ra sao. Tôi thấy bạn ấy có năng khiếu, tay đẹp và thuận lợi nên nhận dạy luôn, mà bạn ấy chăm chỉ lắm, thế nên tôi rất vui.
Đến kỳ thi tuyển sinh vào trường, tôi hướng dẫn hai mẹ đăng ký thi và rất hào hứng. Nhưng sát ngày thi, tôi chẳng thấy bạn ấy đến, cũng không thấy phản hồi gì của mẹ An. Tôi sốt ruột quá chủ động gọi, mẹ của An nói “con sợ, nhát nên con xin… thôi không thi nữa”.
Tôi phải thuyết phục nhiều ngày An mới đồng ý thi. Kết quả, An trở thành học sinh tài năng xuất sắc nhận được học bổng của trường, được tuyên dương và luôn trong top đầu học sinh xuất sắc của trường. Mỗi lần An gặp tôi, cô trò bé nhỏ đều tủm tỉm cười. Với người giáo viên, thế là đủ hạnh phúc.
![]() | ![]() |
Diệu Thảo bên các học trò của mình.
Vừa giảng dạy, vừa tham gia biểu diễn, chị làm thế nào cân bằng sự nghiêm túc của một nhà giáo với sự bay bổng của một nghệ sĩ?
Tôi là một cô giáo nghiêm khắc nhưng lớp học của tôi như một gia đình vậy. Cô trò “học là chính, vui là chủ yếu và yêu thương là vô bờ bến”. Tôi kích thích sự sáng tạo, cho các em mục tiêu trưởng thành, nên mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
Có những ngày tôi dạy thông trưa, không có cả thời gian nghỉ, phải tranh thủ mang cơm hộp ăn tạm để dành từng phút dạy các bạn nhỏ vì các bạn ấy xin cô “cho em học chuyên ngành xong còn tranh thủ đi học văn hóa, học tiếng Anh, học hoà tấu,…”.
Ở lĩnh vực biểu diễn, trường tôi tạo điều kiện cho giảng viên kiêm luôn nghệ sĩ nên rời vai trò là giảng viên, tôi là nghệ sĩ thực thụ, cháy hết với nghề, mê đắm với những ngón đàn trên sân khấu.
Diệu Thảo chơi đàn Tỳ bà "Để mị nói cho mà nghe":
" alt=""/>Hộp cơm trưa của nghệ sĩ, giảng viên Diệu Thảo 'Phía trước là bầu trời'Vòng Chung khảo là cuộc đua tài của 20 đội thi xuất sắc nhất vòng thi Sơ khảo, gồm 10 đội sinh viên Việt Nam và 10 đội sinh viên của 6 nước Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan.
Tại vòng thi cuối cùng này, các đội sinh viên Việt Nam dự thi online tập trung tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, Hà Nội, còn các đội sinh viên của các nước ASEAN khác tham dự hoàn toàn online dưới sự giám sát của của Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng hội nghị truyền hình.
Liên tục trong 8 giờ, từ 8h20 đến 16h20 ngày 5/11, các đội sinh viên thi thực hành về an toàn thông tin theo 2 hình thức là giải bài thi tính điểm (Jeopardy) và thực hiện các biện pháp tấn công - phòng thủ trực tiếp giữa các đội (Attack - Defense).
Theo công bố của Ban tổ chức tại lễ tổng kết và trao giải vòng thi chung khảo, giải Nhất cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2022 là đội UIT.pawf3ct gồm 4 sinh viên Nguyễn Đăng Nguyên, Phan Vĩnh Khang, Tô Đỉnh Nguyên và Lê Khắc Trung Nam của Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Hai giải Nhì của cuộc thi đã được trao cho 2 đội: KMA.L3N0V0 đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã và ISIT-DTU1 của Đại học Duy Tân. Trong đó, KMA.L3N0V0 là đội đã đạt giải Nhất vòng Sơ khảo được tổ chức ngày 15/10, được VNISA giới thiệu để Bộ TT&TT cử tham dự cuộc thi Cyber SEA Game 2022 tại Thái Lan vào ngày 10/11 tới.
Ba giải Ba của cuộc thi năm nay đã thuộc về các đội SecGang, Đại học Bách khoa Hà Nội; Ph4nt0m_tr0up3, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; MSEC_ADC đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Ban tổ chức cũng chọn trao 5 giải Khuyến khích cho các đội: Singapwners (Đại học Quốc gia Singapore); PTIT.Invisible (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông); HCMACT.Rescure (Phân hiệu Học viện Kỹ thuật Mật mã TP.HCM); PISHCM_NTVD (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cơ sở TP.HCM); và CendikiSana (trường Bách khoa mạng và bảo mật quốc gia, Indonesia).
Năm 2022 là năm thứ 15 cuộc thi sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ 4 mở rộng cho sinh viên các nước ASEAN khác tham gia. Sau 15 năm, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 60 trường ở Việt Nam và 30 trường ở 8 nước ASEAN khác. Trong đó, có một số trường ở Việt Nam tham dự liên tục từ những năm đầu đến nay như Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông...
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh, sinh viên với an toàn thông tin là một cuộc thi đặc biệt, là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin.
“Với các sinh viên, đạt giải cuộc thi mới chỉ là thành công bước đầu. Các em cần thấy được tầm quan trọng của công tác an toàn thông tin, từ đó có khát vọng làm thế nào để người Việt Nam xây dựng được một hệ sinh thái đầy đủ, tự chủ về an toàn thông tin”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.
Đại diện cho Bộ TT&TT, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cũng nhắn tới các thí sinh đạt giải cao của cuộc thi: “Mong rằng các em sẽ luôn giữ được niềm đam mê, khát vọng và không ngừng học hỏi để trở thành những kỹ sư, những chuyên gia an toàn thông tin trong tương lai, góp phần bảo vệ sự thịnh vượng của Việ Nam trên không gian mạng”.
Vân Anh
" alt=""/>Đại học CNTT TP.HCM vô địch cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2022